Ngày nay, việc bảo vệ máy tính hoặc các thiết bị di động của người dùng trước các rủi ro lây nhiễm mã độc là một thách thức không nhỏ, do sự phát triển của hàng triệu chương trình phần mềm độc hại với nhiều biến thể tinh vi. Để giảm thiểu các rủi ro này, người dùng cần thực hiện ngăn chặn các mối đe dọa tiềm ẩn và thường xuyên cập nhật các bản vá bảo mật. 10 thủ thuật dưới đây sẽ giúp người dùng đảm bảo an toàn cho thiết bị của mình.
-
Cài đặt phần mềm chống mã độc: Đây là biện pháp quan trọng đầu tiên để bảo vệ thiết bị khỏi các phần mềm độc hại.
-
Sử dụng tường lửa: Tường lửa ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài, bảo vệ dữ liệu cá nhân.
-
Sử dụng mạng riêng ảo (VPN): VPN giúp mã hóa dữ liệu, giảm thiểu nguy cơ bị xâm phạm khi lướt web.
-
Cẩn trọng với mạng wifi công cộng: Tránh sử dụng wifi công cộng, hoặc ít nhất hãy đảm bảo không truy cập vào các tài khoản quan trọng trên mạng không an toàn.
-
Cập nhật phần mềm thường xuyên: Việc cập nhật giúp sửa các lỗ hổng bảo mật trong hệ điều hành và các phần mềm.
-
Cảnh giác với thư điện tử: Thư điện tử là nguồn phát tán mã độc phổ biến, vì vậy cần kiểm tra kỹ các tệp đính kèm và liên kết trước khi mở.
-
Không sử dụng phần mềm bẻ khóa: Các phần mềm này có thể chứa mã độc hoặc các phần mềm giả mạo.
-
Thận trọng với thiết bị lưu trữ vật lý: Kiểm tra tất cả thiết bị lưu trữ ngoài trước khi sử dụng.
-
Sao lưu dữ liệu: Đảm bảo sao lưu dữ liệu quan trọng để tránh mất mát nếu thiết bị bị nhiễm mã độc.
-
Cảnh giác với cuộc gọi cảnh báo: Tránh cung cấp thông tin cá nhân qua điện thoại, đặc biệt khi có người tự xưng là nhân viên từ các công ty công nghệ.
Kết hợp những thủ thuật này với thói quen sử dụng Internet cẩn trọng sẽ giúp người dùng bảo vệ thiết bị và dữ liệu của mình an toàn khỏi mã độc.
Thực hiện: Nguyễn Tú