banner
Thứ 6, ngày 10 tháng 5 năm 2024
Nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Đăk Glei
13-9-2023
Trong thời gian qua, huyện Đăk Glei tích cực triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cùng với sự nỗ lực của các chủ thể và sự đồng hành của các cấp chính quyền, ngành chức năng, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) huyện Đăk Glei đã có những thay đổi rõ rệt. Sau hơn 4 năm triển khai chương trình, địa phương đã có 11 sản phẩm đạt 3 sao cấp tỉnh và 45 sản phẩm của các đơn vị chủ thể đăng ký tham gia thi đánh giá, phân hạng sản phẩm, hiện nay đang từng bước hoàn thiện sản phẩm chất lượng, hồ sơ thủ tục nhằm đảm bảo yêu cầu của chương trình … nhằm tạo “thương hiệu” cho các sản phẩm của địa phương, thúc đẩy liên kết chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ; xây dựng một số sản phẩm góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân. Từ đó, đã ra tạo động lực để hợp tác xã, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tích cực xây dựng, phát triển các sản phẩm đạt chuẩn OCOP, vào được nhiều hệ thống phân phối và đến được với đông đảo người tiêu dùng.
Thực hiện Chương trình số 74-CTr/HU ngày 9-7-2018 của Ban Thường vụ Huyện ủy Đăk Glei về thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn huyện, giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 06-NQ/ĐH-ĐBH ngày 10-8-2020 của Đảng Bộ huyện Đăk Glei lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025; UBND huyện ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND, ngày 23/5/2019 của UBND huyện triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số  127/KH-UBND ngày 19/5/2023 của UBND huyện Đăk Glei về triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Đăk Glei, giai đoạn 2021-2025.
Để các sản phẩm OCOP ngày càng phong phú, đa dạng, mang tính đặc thù ở địa phương, huyện Đăk Glei đã ban hành các kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả về việc phát triển sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện và tổ chức rà soát, đăng ký thi đánh giá, phân hạng sản phẩm đặc trưng của địa phương hàng năm.
Bên cạnh đó, hàng năm huyện Đăk Glei tổ chức hướng dẫn các bước thực hiện quy trình về OCOP cho các các xã, thị trấn trên địa bàn và một số chủ thể OCOP có sản phẩm tiềm năng; liên hệ tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp có sản phẩm tham gia chương trình OCOP tiến hành đầu tư máy móc, trang thiết bị tiên tiến hiện đại phục vụ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản, chế biến sản phẩm; thiết kế nhãn hiệu, mẫu mã, bao bì sản phẩm và đăng ký nhãn hiệu sản phẩm OCOP; xây dựng phương án sản xuất - kinh doanh, tiếp cận nguồn vốn; mời chuyên gia tư vấn nâng cấp sản phẩm OCOP để đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp huyện. Đồng thời UBND huyện yêu cầu các xã, thị trấn phải lựa chọn ít nhất một sản phẩm dựa trên cơ sở nền tảng các sản phẩm truyền thống, đặc trưng của địa phương, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn để đăng ký tham gia thi đánh giá, phân hạng sản phẩm theo quy định, từ đó xây dựng sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của địa phương.
Đến nay, trên địa bàn huyện Đăk Glei đã có 11 sản phẩm được công nhận sản phẩm 3 sao OCOP cấp tỉnh và 45 sản phẩm đang được các chủ thể hoàn thiện, nâng cao chất lượng các sản phẩm gắn với thị hiếu tiêu dùng của thị trường, phấn đấu hàng năm có thêm từ 1-2 sản phẩm đạt 3 sao cấp huyện. Trong số sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Đăk Glei hầu hết là các sản phẩm đặc trưng của địa phương, như: Sản phẩm Bột lá hồng đảng sâm Vinnate; hồng đảng sâm thái lát Vinnate; bột hồng đảng sâm Vinnate; mứt sâm dây Ngọc Linh; cà phê Arabica dạng bột; sâm dây Ngọc Linh TP; rượu sâm dây Ngọc Linh; cao sâm dây Ngọc Linh.
Việc triển khai Chương trình OCOP đã góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển sản xuất gắn với tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong huyện. Qua đó, trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế nông thôn, thúc đẩy trách nhiệm và năng lực sản xuất, quảng bá và phát triển thị trường sản phẩm của các chủ thể, nhất là các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trong tổ chức. Chương trình OCOP cũng đã góp phần hình thành nền kinh tế xanh, phát triển các vùng sản xuất nông sản sạch và hướng tới nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại địa phương.
Nhằm nâng cao hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện trong thời gian đến, cần tập trung triển khai một số giải pháp trọng tâm như sau:
Một là, đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP gắn với lợi thế của từng địa phương; nâng cao hiệu quả hoạt động đánh giá, công bố và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ triển khai chương trình và chất lượng công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP từ tỉnh đến địa phương (cấp huyện, xã). Cùng với đó, đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực về quản trị, marketing cho các cán bộ quản lý, điều hành của các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở/hộ sản xuất; đào tạo kỹ năng làm nông nghiệp cho thanh niên, đào tạo lao động gắn với nhu cầu sản xuất sản phẩm OCOP.
Hai là, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP tăng cường kết nối sản phẩm OCOP của huyện với các sàn thương mại điện tử; tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm, thực hiện tốt việc hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở sản xuất tham gia Chương trình OCOP, đồng thời hỗ trợ phát triển các sản phẩm mới là các sản phẩm chủ lực, đặc sản truyền thống của các địa phương; khuyến khích các cơ sở sản xuất mở rộng quy mô sản xuất và ứng dụng máy móc thiết bị, công nghệ mới trong sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm...
Ba là, phấn đấu có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định, trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng. Có ít nhất 30% các ngành nghề có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển. Tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 20%; phấn đấu có ít nhất 40% chủ thể OCOP là nữ, 20% có chủ thể OCOP là người dân tộc thiểu số điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh. Có ít nhất 30% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại. Phấn đấu có ít nhất 2 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện. Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu, số hóa 100% hồ sơ, tài liệu sản phẩm OCOP được đánh giá phân hạng sản phẩm.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH SẢN PHẨM ĐẶC TRƯNG CỦA HUYỆN ĐĂK GLEI
 
 
Sơ chế biến sản phẩm OCOP từ dược liệu
 
Sơ chế biến sâm dây tươi

Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện
 
Rượu Sâm dây Ngọc Linh (Sản phẩm OCOP đạt 3 sao cấp tỉnh)

 Cao Sâm dây Ngọc Linh (Sản phẩm đạt 3 sao cấp tỉnh)

Bột Hồng Đẳng sâm (Sản phẩm đạt 3 sao cấp tỉnh)


 Sản phẩm Măng khô Đăk Glei TP (Sản phẩm đạt 3 sao cấp tỉnh)

 
 Đóng gói và phân phối sản phẩm ra thị trường

Số lượt xem:1461

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN ĐĂK GLEI - TỈNH KON TUM
Cơ quan chủ quản: Văn phòng HĐND-UBND huyện Đăk Glei
Quản lý và nhập thông tin: Văn phòng HĐND-UBND huyện
Người phụ trách chính: Ông Đỗ Đăng Dự, Chánh Văn phòng HĐND-UBND huyện
Email: vphdndubnd.dakglei@kontum.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang

963311 Tổng số người truy cập: 3550 Số người online:
TNC Phát triển: