Quy hoạch vùng chăn nuôi gia súc tập trung có quy mô, chuyển từ chăn thả tự nhiên sang chăn nuôi có chuồng trại, gắn với công tác phòng, chống dịch bệnh
1-12-2021
Những năm gần đây, nghề chăn nuôi trên địa bàn huyện Đăk Glei còn gặp nhiều khó khăn, việc chuyển đổi cơ cấu đàn vật nuôi chưa được chuyển biến rõ nét, việc đầu tư và phát triển kinh tế chăn nuôi nông hộ và chăn nuôi trang trại chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế về đất đai, lao động trên địa bàn; phát triển chăn nuôi ở các nông hộ đều chăn nuôi theo hình thức bán chăn thả, chuồng trại chưa kiên cố ổn định, số lượng ít, nhỏ lẻ còn rất phổ biến, việc phát triển chăn nuôi chủ yếu vẫn là tự phát, phân tán, quy mô nhỏ, chưa hình thành được các mô hình điểm, theo mô hình kinh tế nông hộ, kinh tế trang trại VAC-R; dịch bệnh trên đàn vật nuôi khó kiểm soát, ảnh hưởng bởi tác động của thời tiết, vào mùa mưa lạnh gia súc non, gia súc gầy yếu không chống chịu được với thời tiết nên gia súc chết nhiều, đặc biệt là 06 xã phía bắc của huyện như: (xã Đăk Nhoong; Đăk Plô; Đăk Choong; Xã Xốp; Mường Hoong và Ngọc Linh) thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi, đem lại hiểu quả kinh tế trong chăn nuôi thấp, rủi ro trong chăn nuôi cao (trong năm 2020 số xã có trâu, bò chết rét: 05 xã; 14 thôn; 65 hộ; 87con. Trong đó: 11con trâu, 20 con bò, 56 con bê, nghé).
Gia súc thả rông trong rừng trên địa bàn thôn Đăk Ga, xã Đăk Nhoong
Đến nay, tổng đàn đại gia súc (trâu, bò, lợn) là 26.516 con (trong đó: Đàn trâu: 3.421 con; Đàn bò: 11.595 con; Đàn lợn: 11.500 con). Với số lượng tổng đàn gia súc tuy nhiều nhưng chưa tương xứng với lợi thế phát triển đàn gia súc của địa phương.
Trước tình hình trên, ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX Nhiệm kỳ 2020-2025, Huyện ủy đã ban hành Chương trình số 11-CTr/HU, ngày 09/11/2020 của Huyện ủy Đăk Glei về thực hiện chỉ tiêu đàn gia súc đạt 35.475 con Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, chỉ đạo UBND huyên ban hành Kế hoạch số 208/KH-UBND ngày 23/11/2020 của UBND huyện Đăk Glei về triển khai thực hiện chỉ tiêu phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 135/KH-UBND ngày 07/6/2021 của UBND huyện Đăk Glei Phát triển các mô hình trang trại chăn nuôi đại gia súc chuyển từ chăn thả tự nhiên sang chăn nuôi có chuồng trại, gắn với công tác phòng, chống dịch bệnh mà chỉ tiêu Nghị quyết đã đề ra. Đồng thời chỉ đạo, triển khai và xây dựng phương án tăng trưởng, đề ra các giải pháp thực hiện cho từng lĩnh vực, phân công, giao nhiệm vụ cho từng cơ quan, đơn vị thực hiện. Định hướng phát triển chăn nuôi đại gia súc bền vững trên địa bàn huyện Đăk Glei năm 2021 – 2025 được coi là “điểm tựa, điểm nhấn” thúc đẩy ngành chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn huyện phát triển bền vững, đặt ra mục tiêu tạo sự dịch chuyển mang tính bền vững từ phương thức chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ, chăn thả gia súc tư do, sang phương thức chăn nuôi gia súc tập trung có quy mô, chăn nuôi có chuồng trại, gắn với công tác phòng, chống dịch bệnh; huyện Đăk Glei xác đinh, phát triển chăn nuôi đóng vai trò chủ lực trong phát triển nông nghiệp; phát triển chăn nuôi phải sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên đất đai, khí hậu, nước, bảo vệ môi trường sinh thái và phù hợp với quy hoạch của huyện, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên huyện nhà. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chức năng tuyên truyền người chăn nuôi tập trung chăn nuôi theo hướng bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường, phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị thông qua việc liên kết sản xuất, đảm bảo các mục tiêu cơ bản về phúc lợi cho người chăn nuôi và người tiêu dùng. Đồng thời tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, nhận rộng mô hình chăn nuôi trâu, bò khuyến khích được người dân phát triển chăn nuôi dựa trên các tiềm năng sẵn có của địa phương.
Tuyên truyền, vận động người dân tích cực hưởng ứng Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” trong đó chú trọng thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong việc phát triển chăn nuôi; Chăn nuôi phải có chuồng trại; đàn vật nuôi phải được tiêm phòng các loại vắc xin; chuyển đổi cơ cấu vật nuôi theo hướng phát triển hàng hóa, tăng năng suất, tăng thu nhập cho người dân.
Làm chuồng trại cho đàn gia súc
Trong phát triển chăn nuôi đã có bước phát triển ổn định, đi vào chiều sâu, nhất là trong công tác đầu tư có trọng tâm, trọng điểm gắn việc chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi, đưa con giống có giá trị kinh tế cao vào chăn nuôi, chuyển đổi diện tích đất canh tác kém hiệu quả, đất bạc màu sang trồng cỏ, phát triển chăn nuôi đại gia súc, đó cũng là mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trên địa bàn huyện Đăk Glei hướng tới trong sự phát triển toàn diện, đó là hướng đi để giảm nghèo hiệu quả mang tính bền vững. Bằng việc phát huy lợi thế, thế mạnh chăn nuôi theo hình thức trang trại, bán trang trại vừa và nhỏ, cùng với việc duy trì, mở rộng quy mô chăn nuôi, công tác tiêm phòng vắc xin, phòng chống dịch bệnh phải được đặc biệt quan tâm chú trọng, coi việc phát hiện, khoanh vùng, dập dịch kịp thời, đi đôi với việc tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân, chủ động, biết cách phòng chống dịch bệnh là vai trò quyết định, tạo bước phát triển vững chắc trong duy trì, phát triển đàn gia súc.
Thực hiện chăn nuôi theo định hướng, phát triển chăn nuôi theo phương thức an toàn dịch bệnh, phù hợp với lợi thế của từng địa phương; tăng cường cải tạo và nâng cao chất lượng giống, áp dụng quy trình chăn nuôi để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả; tăng cường công tác thú y, phòng chống dịch bệnh.
Công tác triển khai tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc trên địa bàn
Đối với chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò): Trong năm 2021: Đã duy trì và phát triển được 82 trang trại chăn nuôi nhỏ; 01 trang trại chăn nuôi vừa; Toàn huyện có 07 trang trại nuôi trâu, bò từ nhỏ lên trang trại chăn nuôi vừa (tại các xã: Đăk Choong: 4, Đăk Nhoong: 2, Đăk Long: 1).
Đối với chăn nuôi đại gia súc (lợn): Trong năm 2021: Đã duy trì và phát triển được 25 trang trại chăn nuôi vừa; hình thành, xây dựng phát triển thêm 19 quy mô trang trại chăn nuôi nhỏ (từ 10-30 con) (trong đó: Đăk Long: 3, Đăk Môn: 2, Đăk Kroong: 2, Đăk Pek: 5, Thị trấn: 5, Đăk Choong: 2); Phấn đấu đến năm 2025: Phát triển, nâng cao 04 trang trại nuôi heo vừa lên trang trại chăn nuôi lớn (tại các xã Đăk Choong, Xốp, Đăk Môn, Đăk Pek); duy trì 22 trang trại chăn nuôi vừa; phát triển nâng cao 19 trang trại nhỏ lên trang trại chăn nuôi vừa và hình thành thêm 10 trang trại chăn nuôi nhỏ.
Để chăn nuôi đại gia súc tiếp tục phát triển ổn định, trong thời gian tới huyện Đăk Glei tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tập trung phát triển chăn nuôi trâu, bò chất lượng cao ở những vùng có lợi thế về khí hậu và bãi chăn thả. Từ đó, mở rộng quy mô chăn nuôi hàng hóa, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đưa chăn nuôi trở thành một trong những hướng phát triển kinh tế chủ đạo của địa phương.
Bài, ảnh: Phòng NN&PTNT huyện
Số lượt xem:5757
line_weight
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: