Cồng chiêng là một trong những biểu tượng văn hóa đặc trưng của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, trong đó có cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống tại huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum. Cồng chiêng không chỉ là nhạc cụ mà còn mang đậm giá trị tinh thần và văn hóa sâu sắc, gắn liền với đời sống, tín ngưỡng và nghi lễ của người dân nơi đây.
Ngày hội văn hóa Thể thao các DTTS huyện Đăk Glei
Cồng chiêng xuất hiện trong hầu hết các nghi lễ quan trọng của người dân Đăk Glei, như lễ hội mừng lúa mới. Những người thổi cồng chiêng được gọi là "người giữ lửa" của bản, làng; họ phải là những người am hiểu về âm nhạc và nghi thức của dân tộc, thường là các bậc trưởng lão có uy tín trong cộng đồng.
Phần thi tái hiện mừng lúa mới tại huyện Đăk Glei
Cồng chiêng có một âm thanh đơn giản nhưng lại rất đa dạng và phong phú. Mỗi điệu chiêng biểu đạt một cảm xúc hoặc ý nghĩa khác nhau: từ sự vui mừng, cầu chúc may mắn, đến sự tiếc thương, chia buồn. Các điệu chiêng cũng có thể phản ánh sự giao thoa văn hóa giữa các bộ tộc, vì vậy mỗi cộng đồng dân tộc ở Tây Nguyên đều có những kiểu âm thanh và điệu thức riêng biệt.
Điểm trưng bày các nhạc cụ truyền thống của huyện Đăk Glei, trong đó có công chiêng
Với tầm quan trọng và giá trị lịch sử to lớn, cồng chiêng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện đại, việc bảo tồn và phát huy giá trị của cồng chiêng Đăk Glei đang gặp phải nhiều thử thách. Vì vậy, cần có các biện pháp cụ thể để bảo tồn và truyền dạy những điệu chiêng nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của huyện Đăk Glei nói riêng và cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên nói chung dành cho thế hệ mai sau.
Thực hiện: Nguyễn Tú