banner
Thứ 6, ngày 25 tháng 4 năm 2025
Một số quy định về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
27-3-2025

        1. Tảo hôn
        Theo Khoản 8, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2024 quy định:
        Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định, cụ thể Nam chưa từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ chưa từ đủ 18 tuổi trở lên.
        Tảo hôn không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ra hậu quả rất lớn đối với cá nhân, gia đình và xã hội; làm gia tăng nhanh số lượng và giảm chất lượng dân số, trực tiếp ảnh hưởng đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ em. Tảo hôn ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất, tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản của người phụ nữ, nhất là trẻ em gái. Bởi chưa đủ tuổi trưởng thành, cơ thể phát triển chưa hoàn thiện, việc quan hệ tình dục sớm, mang thai, sinh đẻ, nuôi con sớm làm chậm quá trình phát triển thể chất tự nhiên của con người, dẫn tới thoái hóa và các di chứng bệnh tật, làm suy kiệt sức khỏe của bố, mẹ và con.
        2. Ai có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định về điều kiện độ tuổi kết hôn?
       - Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
        - Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
        - Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
        - Hội liên hiệp phụ nữ.
        3. Hôn nhân cận huyết thống
        Hôn nhân cận huyết thống là quan hệ hôn nhân giữa những người cùng huyết thống, bao gồm:
       - Hôn nhân giữa những người cùng dòng máu trực hệ với nhau, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau, như: cha mẹ với con cái, anh chị em ruột với nhau, ông bà với cháu nội, ngoại.
        - Hôn nhân giữa những người có họ trong phạm vi ba đời (là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba), như: chú bác với cháu gái, cô dì với cháu trai, anh chị em con chú con bác con cô con dì với nhau.
        4. Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống bị xử lý như thế nào?
        Theo Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã), trong đó quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực hôn nhân và gia đình như sau:
         * Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn (Điều 58)
        -  Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
        - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.
         * Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng (Điều 59)
         1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
         a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
         b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
         c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
         d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
         đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.
         2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
         a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
         b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
         c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;
         d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;
        đ) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.
        3. Biện pháp khắc phục hậu quả:                       
        Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm d và đ khoản 2 Điều này.
         Ngoài ra, tuỳ theo mức độ, tính chất vi phạm mà tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:
        Theo quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự năm 2015 và khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi, bố sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2017 quy định, việc giao cầu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi là cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và khung hình phạt thấp nhất của tội này là 07 năm và cao nhất là tử hình.
        Việc dùng thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trọng tình trạng quẫn bách phải miền cưỡng giao cầu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, khung hình phạt của tội này thấp nhất là 05 năm và cao nhất là tù chung thân (Điều 144 Bộ luật Hình sự năm 2015 và khoản 26 Điều 1 Luật sữa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2017).
        Việc giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi có thế bị xử lý hình sự về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 Bộ luật Hình sự năm 2015) và khung hình phạt của tội này 01 năm đến 15 năm tùy vào tính chất của từng hành vi vi phạm.
         Đối với hành vi cưỡng ép người khác kết hôn trải với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn băng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tủ từ 03 tháng đến 03 năm (Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015).
        Điều 183 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội tổ chức tảo hôn: “Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền tử 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm”.
        Điều 184 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội loạn luân: “Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu vê trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc củng mẹ khác cha, thi bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.
T/h: Y Đông
 

Số lượt xem:153
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN ĐĂK GLEI - TỈNH KON TUM
Cơ quan chủ quản: Văn phòng HĐND-UBND huyện Đăk Glei
Quản lý và nhập thông tin: Văn phòng HĐND-UBND huyện
Người phụ trách chính: Ông Nguyễn Khắc Trúc, Chánh Văn phòng HĐND-UBND huyện
Email: vphdndubnd.dakglei@kontum.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang

1632079 Tổng số người truy cập: 3990 Số người online:
TNC Phát triển: