Đã thành thông lệ hàng năm, ngày 23 tháng Chạp âm lịch là ngày người dân chuẩn bị mâm cỗ cúng để tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời báo cáo tình hình một năm của gia đình với thiên đình. 23 tháng Chạp năm nay rơi vào ngày làm việc trong tuần nên ngay từ sáng sớm, không khí tại các và quán hàng trên địa bàn huyện đã rất sôi động, nhộn nhịp, người dân tất bật mua sắm để chuẩn bị cho tục cúng ông Công, ông Táo.
Cửa hàng tạp hóa bày bán đồ cúng ông Công ông Táo (ảnh trên Internet)
Theo tín ngưỡng dân gian cá chép là phương tiện để đưa ông Táo lên chầu Ngọc Hoàng, do vậy, mặt hàng được quan tâm nhiều nhất là các loại cá chép vàng và cá chép đỏ to có giá giao động từ 7-10 nghìn/con.
Cá nên chọn những con cá khỏe mạnh, bơi nhanh.
Bên cạnh cá chép, đồ vàng mã như: Mũ, hài, quần áo, tiền vàng là những thứ không thể thiếu trong lễ cúng tiễn ba vị Táo quân lên chầu trời. Tuy nhiên, năm nay, nhiều gia đình đã thay đổi nhận thức về việc đốt vàng mã nên đã không mua và đốt nhiều như mọi năm để tránh lãng phí, bảo vệ môi trường. Ngoài ra, không thể thiếu các đồ cúng khác như xôi, thịt lợn, bánh kẹo và đặc biệt là những bông hoa tươi cũng là lựa chọn của nhiều người dân để bàn thờ hay mâm cúng lễ của gia đình có không khí tết vui tươi, trang trọng. Giá các loại hoa, quả tươi có chút biến động.
Năm nay người dân thả cá chép để tiễn đưa Ông Táo về trời đã có ý thức hơn trong việc thả cá không vứt túi nolon xuống nước(ảnh trên Intrnet)
Theo tín ngưỡng dân gian, cúng ông Công, ông Táo là dịp các gia đình tiễn thần bếp lên chầu trời báo cáo việc bếp núc, làm ăn, cư xử... của gia đình trong năm đó, đồng thời cầu phúc cho gia đình năm mới an khang, thịnh vượng. Tùy theo từng gia cảnh, mâm cỗ cúng không cần quá cầu kỳ, song phải thể hiện được sự trang trọng, chu đáo và tấm lòng của gia chủ. Đây cũng là dịp để nhắc nhở mỗi thành viên trong gia đình gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống, chăm lo, vun vén cho hạnh phúc gia đình.
T/h: Y Đông