banner
Thứ 4, ngày 1 tháng 1 năm 2025
Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số
24-5-2024

          Những năm qua, huyện Đăk Glei đã dành nhiều nguồn lực để đầu tư bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tuyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện được cấp ủy, chính quyền địa phương chú trọng triển khai thực hiện và đạt được những kết quả khả quan. Công tác phục dựng các lễ hội truyền thống, sưu tầm các hiện vật văn hóa vật thể phục vụ công tác trưng bày... Công tác trao truyền giá trị văn hóa truyền thống trong lớp trẻ được chú trọng nhằm tạo sự kế thừa và sức lan tỏa trong cộng đồng các dân tộc.
         Huyện Đăk Glei là huyện miền núi, biên giới, nằm ở cửa ngõ cực Bắc Tây Nguyên, tổng dân số 51.684 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 85,49% chủ yếu là dân tộc Xơ đăng và dân tộc Gié triêng; Đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ có lối sống gắn với núi rừng, nương rẫy…. Mỗi dân tộc đều có những nét văn văn hóa độc đáo, đặc trưng riêng với đầy đủ các loại hình như: tiếng nói; ngữ văn dân gian ; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống và tri thức dân gian (bao gồm tri thức về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y, dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác); nghệ thuật trình diễn dân gian (bao gồm âm nhạc, múa, hát, và các hình thức trình diễn dân gian khác).
Hội thi Cồng chiêng - xoang với năm 2024
 
           Vừa qua, đồng bào các dân tộc huyện Đăk Glei có dịp được giới thiệu tới du khách trong và ngoài huyện những nét văn hóa truyền thống đặc sắc khi tổ chức Hội thi Cồng chiêng - xoang với năm 2024 với chủ đề “Sắc màu Văn hoá các dân tộc huyện Đăk Glei". Hội thi với nhiều hoạt động, như  Diễn tấu các nhạc cụ truyền thống kết hợp cùng cồng chiêng của các dân tộc thiểu số. Trình diễn các làn điệu dân ca truyền thống. Trình diễn trang phục truyền thống…mang đậm bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc nơi đây.
            Cùng với đó, Huyện tổ chức “Ngày hội văn hóa, thể thao” và các giải thể thao dân tộc, trò chơi dân gian, thu hút đông đảo nhân dân tham gia; góp phần tăng cường tinh thần đoàn kết và bảo tồn, giữ gìn, phát huy văn hóa của các dân tộc.
Lớp học Cồng chiêng - Xoang
Trao tặng cồng chiêng cho Thôn Đăk Ven - Pêng Siel
 
          Trong giai đoạn 2021 - 2023, trên địa bàn huyện đã trao 17 bộ cồng chiêng, trống cho 17/45 thôn/làng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ không có cồng chiêng; tổ chức 04 lớp truyền dạy cồng chiêng, xoang trong các thôn/làng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; Tổ chức đưa di sản văn hóa cồng chiêng vào các trường học; lồng ghép nội dung di sản văn hóa trong các môn học tại nhà trường phù hợp với đặc trưng văn hóa của địa phương nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị di sản văn hóa dân tộc; tổ chức Hội thi cồng chiêng xoang cho học sinh các trường học có cấp tiểu học - THCS trên địa bàn huyện.

 
         Từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triền kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, toàn huyện có 75/85 thôn đồng đồng dân tộc thiểu số có nhà rông.
         Nhằm đẩy mạnh công tác gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, Huyện tiếp tục Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, địa phương trong việc triển khai thực hiện các đề án, kế hoạch, chương trình Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành liên quan công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện; Tăng cường đầu tư cho công tác bảo tồn, phục dựng, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số như: Hỗ trợ kinh phí cho cộng đồng thôn, làng tổ chức các lễ hội truyền thống; tổ chức sưu tầm và trình diễn các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc; có chế độ, chính sách hỗ trợ cho nghệ nhân ưu tú để họ có cuộc sống ổn định để an tâm trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống…
         Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, góp phần lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa giá trị của những di sản bao đời để lại, nhắc nhở con người nhớ về cội nguồn, hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, với cộng đồng xã hội đương đại và với các thế hệ mai sau. Ngoài ra, việc bảo tồn các di sản văn hóa còn góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững trong cộng đồng các dân tộc, đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.
Thực hiện: A Lộc – Nguyễn Tú
 

Số lượt xem:526
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN ĐĂK GLEI - TỈNH KON TUM
Cơ quan chủ quản: Văn phòng HĐND-UBND huyện Đăk Glei
Quản lý và nhập thông tin: Văn phòng HĐND-UBND huyện
Người phụ trách chính: Ông Đỗ Đăng Dự, Chánh Văn phòng HĐND-UBND huyện
Email: vphdndubnd.dakglei@kontum.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang

1466745 Tổng số người truy cập: 4882 Số người online:
TNC Phát triển: