Nhằm tăng cường công tác về thông tin, tuyên truyền thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh, phản bác luận điệu xuyên tạc về tình hình Nhân quyền ở Việt Nam trên địa bàn huyện, tạo thuận lợi cho Đối thoại nhân quyền thường niên giữa Việt Nam với Úc, EU; đồng thời, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, góp phần vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Theo đó, Sở thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum vừa ban hành công văn số 1108/STTTT-TTBCXB, ngày 12 /7/2024 về việc Đẩy mạnh tuyên truyền, đấu tranh phản bác về Nhân quyền trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị các cơ quan báo chí tỉnh; các đơn vị, địa phương phối hợp triển khai thực hiện tuyên truyền Thông tin về kết quả Phiên bảo vệ báo cáo UPR của Việt Nam, tập trung khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người với chủ trương coi con người là trung tâm, mục tiêu, động lực của quá trình đổi mới, phát triển đất nước; Việt Nam đã và đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người và đạt được nhiều thành tựu trên thực tế; cung cấp thông tin về những ưu tiên để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong thời gian tới, bao gồm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách hành chính, thúc đẩy đối thoại tích cực và hợp tác về quyền con người và tăng cường giáo dục về quyền con người; sự ghi nhận của các quốc gia về các chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người và việc Việt Nam luôn nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị của UPR.
Phản bác về các nội dung thiếu khách quan trong Báo cáo Nhân quyền năm 2023 của Hoa Kỳ; báo cáo tình hình nhân quyền của Cơ quan hành động đối ngoại của Châu Âu; báo cáo về “Chỉ số tự do báo chí thế giới năm 2023” của Tổ chức phóng viên không biên giới trong đó: (i) khẳng định chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của Việt Nam; (ii) thành tựu trong công tác nhân quyền, bảo đảm các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo của Việt Nam; đóng góp của Việt Nam với cương vị là Thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc; (iii) Việt Nam luôn đề cao sự cân bằng và đa chiều trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, điều này được thể hiện rõ qua các biện pháp và chính sách được triển khai, sự cam kết dài hơi và những hành động cụ thể; (iv) Việt Nam luôn hoan nghênh sự hợp tác quốc tế trong việc tìm hiểu và thúc đẩy các giải pháp hiệu quả để bảo vệ quyền con người.
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về công tác phòng chống mua bán người, hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” trên địa bàn tỉnh. Chú trọng đưa tin một cách hệ thống với số liệu cụ thể, tập trung vào nỗ lực của chính quyền trong công tác phòng chống mua bán người, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, xét xử tội phạm mua bán người.
Tuyên truyền về việc bảo đảm quyền của người lao động, việc thực hiện Hiệp định EVFTA; tuyên truyền về vai trò của công đoàn cấp cơ sở trong đảm bảo của người lao động, nâng cao ý thức cảnh giác của công nhân trước những thủ đoạn lợi dụng việc hỗ trợ công nhân để lôi kéo tham gia “công đoàn độc lập”, gây mất an ninh trật tự, chống phá chính quyền.
Thực hiện: Nguyễn Tú