Giải pháp đấu tranh phản bác luận điệu xuyên tạc tinh gọn bộ máy
27-2-2025
Để đấu tranh phản bác hiệu quả các luận điệu vu cáo, xuyên tạc chủ trương tinh gọn bộ máy, cần thực hiện giải pháp sau:
Thứ nhất, tăng cường công tác công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, quyết tâm của CB, công chức, viên chức, người lao động, nhất là người đứng đầu trong việc thực hiện NQ18 và các chủ trương, quy định của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, địa phương.
Thứ hai, mỗi CB, đảng viên, nhất là người đứng đầu cần trang bị kỹ năng nhận diện những quan điểm sai trái để tránh bị lôi kéo bởi các luận điệu xuyên tạc; chủ động nắm rõ tình hình, dư luận xã hội, những thông tin bịa đặt với mưu đồ chống phá của các thế lực thù địch nhằm đề ra giải pháp đấu tranh phản bác các luận điệu vu cáo, chiêu trò bẻ cong dư luận trên các trang mạng xã hội từ sớm, từ xa.
Thứ ba, đổi mới mạnh mẽ công tác tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, đánh giá CB,... theo hướng việc tìm người; không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong đánh giá CB.
Thứ tư, báo chí và các phương tiện truyền thông kịp thời phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tinh gọn bộ máy để Nhân dân thông suốt, hiểu rõ mục tiêu, lộ trình và phương pháp triển khai, thực hiện nhằm tạo sức đề kháng “miễn dịch” trước mưu đồ nguy hiểm, thâm độc của các phần tử phản động.
Thứ năm, đổi mới tư duy, phong cách, văn hóa làm việc của đội ngũ CB, đảng viên, công chức, viên chức với phương châm trách nhiệm, liêm chính, mẫu mực, tận tụy, phục vụ nhân dân; khuyến khích tinh thần “7 dám” (dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và dám hành động vì lợi ích chung).
Thứ sáu, tăng cường kiểm tra, giám sát, xác định rõ trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, giữa người quản lý và người lao động. Có cơ chế kiểm tra, giám sát cụ thể, rõ ràng, phát huy tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo của các đơn vị, địa phương, bảo đảm tính thống nhất trong quản lý nhà nước.
Thứ bảy, xây dựng chính sách đãi ngộ hợp lý, bảo đảm quyền lợi chính đáng của CB, công chức, viên chức, khuyến khích tinh thần học hỏi, đổi mới thích ứng với sự thay đổi nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của bộ máy tinh gọn và hiệu quả.
Thứ tám, tập trung vào công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB theo hướng chuyên môn hóa cao.
Thực hiện: Nguyễn Tú
Nguồn: ĐCSVN
Số lượt xem:124
line_weight
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: