banner
Thứ 6, ngày 25 tháng 4 năm 2025
Phòng, chống dịch bệnh Lở mồm long móng gia súc và dịch bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò trên địa bàn
4-2-2025

      Bệnh lở mồm long móng (LMLM) xảy ra ở cả trâu bò và lợn. Đây là là một bệnh cấp tính nguy hiểm và lây lan rất nhanh. Bệnh xảy ra quanh năm, mùa mưa lũ nguy cơ phát bệnh cao và bệnh thường diễn biến nặng hơn. Trâu bò nung bệnh từ 2 - 7 ngày, đôi khi kéo dài 14 ngày. Con vật sốt cao 40 - 41oC, ăn ít, uống nước nhiều, nước dãi từ miệng chảy ra như bọt xà phòng. Sau khi con vật sốt 2 - 3 ngày bắt đầu xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc lưỡi, hàm trên, miệng, mũi. Mụn ở chân móng và kẽ móng làm cho con vật đi lại khó khăn. Các mụn nước lớn lên và vỡ ra tạo thành những nốt loét đỏ gây ra bong móng, làm cho con vật đi đứng khó khăn hoặc nằm một chỗ. Ngoài ra các mụn nước còn mọc ở vú, nách, bụng gây các vết loét tương tự.
 
      Bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) là bệnh truyền trên trâu, bò. Vi rút VDNC rất ổn định, tồn tại trong thời gian dài ngoài môi trường, đặc biệt là ở dạng vảy khô; tồn tại trong các nốt da hoại tử trên 33 ngày, trong các lớp vảy khô lên đến 35 ngày và ít nhất 18 ngày trong da phơi khô. Triệu chứng chủ yếu là sốt cao, có thể trên 41°C, bỏ ăn, suy nhược và gầy yếu, giảm tiết sữa ở gia súc đang cho con bú; viêm mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt; sưng các hạch bạch huyết bề mặt (hạch trước vai, hạch sau đùi); một số trường hợp sưng các khớp chân; cơ thể xuất hiện các nốt sần có đường kính từ 1 - 5 cm ở (da đầu, cổ, chân, bầu vú, cơ quan sinh dục…) trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu phản ứng sốt, các nốt sần này có hình tròn, chắc và nhô cao trên da, các nốt sần lớn có thể bị hoại tử và cuối cùng là xơ hóa và tồn tại trong vài tháng; để lại các vết sẹo có thể tồn tại vĩnh viễn.
       Hiện tại, 2 bệnh này chưa có thuốc đặc trị. Người chăn nuôi cần thực hiện tốt vệ sinh thú y, giữ gìn chuồng khô sạch và ấm; thực hiện định kỳ tiêu độc khử trùng, ủ phân sinh học; tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng trâu bò, đặc biệt trong mùa mưa, rét; bổ sung thức ăn tinh và thức ăn thô xanh; tiêm vắc-xin định kỳ. Khi nghi ngờ gia súc mắc bệnh cần báo ngay cho cơ quan thú y gần nhất để được hướng dẫn cách xử lý; khai báo kiểm dịch khi xuất nhập trâu, bò.
Thực hiện: Nguyễn Tú
 

Số lượt xem:176
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN ĐĂK GLEI - TỈNH KON TUM
Cơ quan chủ quản: Văn phòng HĐND-UBND huyện Đăk Glei
Quản lý và nhập thông tin: Văn phòng HĐND-UBND huyện
Người phụ trách chính: Ông Nguyễn Khắc Trúc, Chánh Văn phòng HĐND-UBND huyện
Email: vphdndubnd.dakglei@kontum.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang

1631610 Tổng số người truy cập: 792 Số người online:
TNC Phát triển: