banner
Thứ 6, ngày 28 tháng 6 năm 2024
Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng
6-6-2024

            Theo thông tin từ Bộ Y tế, trong năm 2024, cả nước ghi nhân 20.081 ca mắc tay chân miệng (tăng 2,8 lần so với cùng kỳ năm 2023), không có ca tử vong; số ca mắc tay chân miệng tập trung chủ yếu tại miền Nam (chiếm 74%), miền Bắc (13,3%), miền Trung (9,8%), Tây Nguyên (2,8%); số ca mắc chủ yếu trong các cơ sở giáo dục mầm non, có trên 90% số trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh. Dự báo số mắc tay chân miệng có nguy cơ gia tăng trong thời gian tới.
Để chủ động công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng trên địa bàn, Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glei yêu cầu:
            Các Phòng, ban, ngành, đơn vị thuộc huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024 theo Kế hoạch .
           Trung tâm Y tế: Chủ trì, phối hợp với các Phòng, ban, ngành, các đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh ngay từ các cửa khẩu phụ, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế để kịp thời chẩn đoán xác định và xử lý không để dịch lây lan ra cộng đồng; Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế; Triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống, xử lý triệt để ổ dịch, không để bùng phát hoặc phát sinh mới các ổ dịch. Phối hợp với các ngành, địa phương đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống các bệnh truyền nhiễm có số mắc, tử vong cao như bệnh dại, bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, bệnh được dự phòng bằng vắc xin (sởi, ho gà, bạch hầu…) theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế tại Văn bản số 2197/BYT-DP. ..
Đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống bệnh tay chân miệng ở trẻ em trên địa bàn theo hướng dẫn của Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương tại (có kèm theo); Đảm bảo đầy đủ thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị cho công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân và phòng, chống dịch bệnh trong các tình huống. Tăng cường giám sát, điều trị bệnh tay chân miệng.
           Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tăng cường phối hợp với các đơn vị hướng dẫn các địa phương triển khai giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi, phát hiện sớm và xử lý kịp thời không để lây lan ra diện rộng, nhất là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh nằm trong danh mục bệnh truyền lây từ động vật sang người như: bệnh Cúm gia cầm, bệnh Dại, bệnh Liên cầu khuẩn (típ 2), bệnh Nhiệt thán. Tổ chức thực hiện tốt việc quản lý đàn chó, mèo và tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; Kịp thời chia sẻ thông tin với ngành Y tế về tình hình dịch bệnh truyền lây từ động vật sang người và phối hợp triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
          Trung tâm Văn hoá- Thể thao- Du lịch & Truyền thông: Phối hợp với ngành Y tế tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về bệnh tay chân miệng và các biện pháp phòng, chống cho cá nhân, cộng đồng, đặc biệt tại các cơ sở giáo dục đào tạo; đa dạng hóa các hình thức truyền thông tới người dân như họp thôn, loa phát thanh các xã, thị trấn, hướng dẫn tại chỗ, tờ rơi, báo chí, đài truyền hình, thay đổi hành vi, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. Đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống bệnh tay chân miệng ở trẻ em trên địa bàn theo hướng dẫn của Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương tại Văn bản số 190/GDSKTƯ ngày 07 tháng 6 năm 2023.
           Phòng Giáo dục và Đào tạo: Chủ động phối hợp với ngành Y tế để tổ chức truyền thông tại các trường học, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non về bệnh tay chân miệng và triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, đảm bảo các cơ sở giáo dục đào tạo có đủ các phương tiện để thực hiện rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay thường xuyên, đúng cách, thuận tiện. Thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường, cung cấp đủ nước uống, nước sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể. Thường xuyên vệ sinh mặt bàn, ghế, làm sạch bề mặt và đồ chơi hàng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục đào tạo, thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để tổ chức khám, điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời.
Thực hiện: Nguyễn Tú
 
 

Số lượt xem:245
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN ĐĂK GLEI - TỈNH KON TUM
Cơ quan chủ quản: Văn phòng HĐND-UBND huyện Đăk Glei
Quản lý và nhập thông tin: Văn phòng HĐND-UBND huyện
Người phụ trách chính: Ông Đỗ Đăng Dự, Chánh Văn phòng HĐND-UBND huyện
Email: vphdndubnd.dakglei@kontum.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang

1030065 Tổng số người truy cập: 2198 Số người online:
TNC Phát triển: