Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất yêu và gần gũi với thiên nhiên. Nơi ở của người, đâu đâu cũng thấy bóng mát của cây cối, hương thơm cây cỏ, âm thanh muôn loài. Người trồng cây, nuôi chim, đào ao thả cá. Người sống và làm việc giữa những người bạn thiên nhiên tâm giao thân thiết, giữa những suy nghĩ cho vận mệnh nước nhà là những phút thả hồn vào muôn hoa vạn vật…
Bác Hồ với “Tết trồng cây” (ảnh tư liệu)
Ngày 28/11/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động ngày “Tết trồng cây”. Từ đó đến nay, “Tết trồng cây” đã trở thành một phong trào quần chúng sâu rộng, một nét đẹp trong văn hóa truyền thống Việt Nam. Cho đến nay, Tết trồng cây vẫn giữ nguyên được giá trị ấy và mang ý nghĩa chính trị sâu sắc, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Việc trồng cây, trồng rừng có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
Nhận thức được mục đích, ý nghĩa của ngày “Tết trồng cây” cũng như vai trò, tác dụng to lớn, lợi ích toàn diện, lâu dài của việc trồng cây và trồng rừng; hằng năm, UBND huyện xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, địa phương triển khai thực hiện “Tết trồng cây”; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; vận động, khuyến khích, hướng dẫn người dân đang sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp bạc màu, đất không canh tác được sang trồng rừng sản xuất; tích cực hưởng ứng, tham gia công tác trồng rừng; triển khai có hiệu quả Đề án trồng 01 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh.
Ngày Môi trường thế giới do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động được Việt Nam hưởng ứng từ năm 1982 đến nay đã trở thành phong trào rộng khắp trên phạm vi cả nước, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Năm nay, Ngày Môi trường thế giới 5 tháng 6 năm 2024 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá” nhằm kêu gọi các quốc gia trên toàn cầu cùng chung tay hướng tới những mục tiêu phục hồi đất đai, chống sa mạc hóa và khả năng chống hạn, làm chậm quá trình biến đổi khí hậu, bảo vệ tự nhiên, tăng cường sinh kế và an ninh lương thực cho hàng tỷ người trên toàn thế giới.
Tất cả chúng ta đều thấy những hệ quả xảy ra khi loài người liên tục phá hoại môi trường. Do đó, việc cấp thiết nhất tại thời điểm hiện nay là chung tay chống biến đổi khí hậu, hạn chế thiên tai lũ lụt, đảm bảo các nguồn lương thực xanh và nguồn nước sạch cho sinh vật trên toàn hành tinh.
Tập trung ở 5 nội dung mỗi chúng ta cần thực hiện sau đây:
1. Hãy phân loại rác thải
2. Hãy Tái sử dụng các bịch nilon, sản phẩm làm nhựa, kim loại
3. Hãy ưu tiên dùng sản phẩm tự phân hủy hoặc có thể tái chế
4. Hạn chế dùng các chất thuốc xịt hoặc phun bảo vệ cây trồng
5. Sử dụng nguồn năng lượng sạch
Thực hiện: Nguyễn Tú