banner
Chủ nhật, ngày 28 tháng 7 năm 2024
Tập trung xây dựng mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm sâm dây an toàn
5-1-2024
Với mục tiêu kiểm soát chất lượng nông sản, ổn định đầu ra của các sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng, thời gian qua, các ngành chức năng tỉnh, huyện, đã tập trung xây dựng, phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Trong đó, mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm Đẳng sâm an toàn ở khu vực xã Mường Hoong, xã Ngọc Linh huyện Đăk Glei đang được quan tâm phát triển.
Quang cảnh xã Ngọc Linh
 
Trên địa bàn hai xã Mường Hoong và Ngọc Linh có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để trồng dược liệu, nhất là cây sâm dây. Đến nay, hai xã  đang phát triển hơn 800ha cây dược liệu nói chung. Trong đó, chiếm phần lớn diện tích là cây sâm dây. Việc phát triển loại cây này được chính quyền địa phương quan tâm và người dân đồng thuận thực hiện.
Tuy nhiên, quá trình xây dựng sản phẩm sâm dây còn gặp không ít khó khăn như: người dân còn thiếu kinh nghiệm xây dựng kế hoạch kinh doanh; trên thị trường có nhiều sản phẩm sâm nên tạo sự cạnh tranh lớn; thiếu máy móc thiết bị chế biến, sấy khô… để gia tăng giá trị. Do vậy, việc xây dựng mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm Đảng sâm an toàn trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.
Bà con đang làm cỏ Sâm dây
 
Chị Y Hương – Chủ tịch UBND xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei cho biết: Ở địa phương rất ủng hộ xây dựng chuỗi liên kết và đưa sản phẩm sâm dây của xã đi ra thị trường. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục hướng dẫn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn liên kết tổ, nhóm để bà con có hướng đưa giá trị bà con làm ra thị trường, đảm bảo và ổn định hơn.”
Qua quá trình khảo sát tình hình phát triển sâm dây ở xã Mường Hoong và Ngọc Linh, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Kon Tum quyết định hỗ trợ xây dựng mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm sâm dây an toàn đối với 2 Hợp tác xã. Chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn là việc liên kết kiểm soát tất cả các khâu từ sản xuất ban đầu đến tiêu thụ sản phẩm. Tất cả các công đoạn đều áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm toàn bộ chuỗi, bảo đảm truy xuất nguồn gốc, có cam kết về đảm bảo an toàn. Mục tiêu sản xuất kinh doanh của mô hình trong năm 2023 là triển khai 7 ha, ước sản lượng 3 tấn/ha. Các năm 2024 - 2026 sẽ tăng dần diện tích mỗi năm khoảng 10%/năm.
Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Kon Tum hỗ trợ người dân cách thu hoạch Sâm dây hiệu quả
 
Anh Đặng Quốc Oai – Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Kon Tum cho biết thêm: “Trong năm 2023, đơn vị cũng đã tiến hành đi khảo sát, xuyên suốt từ đầu năm đến cuối năm thì hướng dẫn bà con cách trồng, sơ chế, chế biến và các thủ tục liên quan để làm hợp đồng liên kết theo chuỗi cung ứng. Mục tiêu là sẽ tạo ra được sản phẩm Đng sâm của bà con sẽ được sản xuất, sơ chế, chế biến đảm bảo an toàn, chất lượng, góp phần nâng cao đời sống cho bà con
Nguồn nhân lực tham gia chuỗi cung ứng là các thành viên hợp tác xã và các hộ dân tham gia liên kết trồng sâm. Theo đó, người dân được cán bộ chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật trồng sâm, chăm sóc, bón phân, làm cỏ; bón phân hữu cơ... theo quy trình đảm bảo an toàn thực phẩm, không sử dụng hóa chất cấm, bảo vệ môi trường. Đối với gia đình hoàn cảnh khó khăn còn được hỗ trợ về phân bón.
Chị Y Nhíp – thôn Mô Bo, xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei tâm sự: “Hôm nay tôi được cán bộ hướng dẫn chăm sóc cây sâm (n) sau này tôi sẽ chia sẻ sẻ kinh nghiệm trồng sâm cho bà con
Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Kon Tum hướng dẫn các thành viên HTX đóng gói bao bì, nhãn mác
 
Các thành viên HTX Ngọc Linh rất phấn khởi khi tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm sâm dây an toàn. Được thành lập từ năm 2019, Hợp tác xã phát triển được 8 thành viên với hơn 2ha sâm dây. Bên cạnh sâm dây tươi, hiện nay Hợp tác xã đã có máy sấy để làm sản phẩm sâm sấy khô. Trong đó, tuyển chọn sâm già nguyên củ đưa vào hệ thống sấy nhiệt, dùng thiết bị đóng gói hút chân không để thành phẩm. Hợp tác tận dụng hiệu quả bao bì, nhãn mác được hỗ trợ.
Thành viên Hợp tác xã thực hiện quy trình sấy khô Sâm dây
 
 Anh A Thông – Giám đốc HTX Ngọc Linh, huyện Đăk Glei nói: “Khi được tham gia chuỗi mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm an toàn, chúng tôi được hỗ trợ tập huấn, hỗ trợ máy móc trang thiết bị, cùng tem nhãn sản phẩm đóng gói, cùng truyền thông xây dựng sản phẩm (n) điều này rất có ích so với hợp tác xã vì đây là hướng đi mới và bền vững
Hiện nay, sâm dây khu vực xã Mường Hoong, xã Ngọc Linh huyện Đăk Glei đã được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Có thể thấy, việc phát triển các sản phẩm bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thay đổi tư duy, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất./.

Thực hiện: A Lộc
 

Số lượt xem:311
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN ĐĂK GLEI - TỈNH KON TUM
Cơ quan chủ quản: Văn phòng HĐND-UBND huyện Đăk Glei
Quản lý và nhập thông tin: Văn phòng HĐND-UBND huyện
Người phụ trách chính: Ông Đỗ Đăng Dự, Chánh Văn phòng HĐND-UBND huyện
Email: vphdndubnd.dakglei@kontum.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang

1091431 Tổng số người truy cập: 5182 Số người online:
TNC Phát triển: