banner
Chủ nhật, ngày 18 tháng 8 năm 2024
Kon Tum động đất liên tiếp, người dân cần làm gì?
12-8-2024

           Ứng phó với động đất, người dân cần bình tĩnh, tuân thủ theo đúng hướng dẫn của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng; đồng thời, chủ động gia cố nhà cửa...
           Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu vừa phát đi thông báo động đất. Huyện Kon Plông là điểm nóng động đất hơn 3 năm qua với hàng trăm trận. Trong 21 trận động đất diễn ra ngày 28/7, đáng chú ý nhất là trận thứ 4, xảy ra lúc 11h35, độ lớn 5, cấp độ rủi ro 2, gây rung chấn ở nhiều tỉnh, thành Tây Nguyên, miền Trung, dù cách tâm chấn hàng trăm km.
Các nhà khoa học kiểm tra thực tế tại khu vực xảy ra động đất ở huyện Kon Plông (tháng 8/2022).
 
          Đây cũng là trận được ghi nhận lớn nhất từ trước đến nay ở khu vực Kon Plông. Theo báo cáo nhanh của chính quyền địa phương, điểm trường trung học cơ sở, điểm trường mầm non, trạm y tế xã Đăk Ring và phòng làm việc Công an xã Đăk Nên bị nứt tường. 
           Mấy năm trở lại đây, bên cạnh các cảnh báo thiên tai “quen thuộc”, như mưa lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, ở tỉnh ta đã xuất hiện một hình thái mới: Động đất.
           Điều đáng nói, số lượng và cường độ các trận động đất ở Kon Plông đang ngày càng tăng. Số liệu thống kê của UBND tỉnh cho thấy, từ năm 1903 đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 33 trận động đất có độ lớn từ 2.5 độ richter trở lên tại huyện Kon Plông và lân cận; mạnh nhất là trận động đất năm 2015, với cường độ 3 độ richter.
Nhưng từ tháng 4/2021, động đất trên địa bàn tỉnh xảy ra thường xuyên, xu hướng mạnh dần. Năm 2021 ghi nhận 169 trận động đất lớn hơn 2,5 độ. Từ ngày 15-18/4/2022, xảy ra 22 trận, lớn nhất 4,5 độ.
           Từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận 155 trận động đất lớn hơn 2,5 độ, trong đó có 142 trận ở Kon Tum.
           Được biết, Viện Vật lý địa cầu đã lắp đặt các trạm quan trắc ở khu vực này để cảnh báo động đất và tìm nguyên nhân.
          UBND tỉnh cũng đã nhiều lần ban hành văn bản yêu cầu ngành chức năng, chính quyền địa phương phối hợp Viện Vật lý địa cầu rà soát để xác định nguyên nhân; kết hợp với các nhà máy thủy điện, chủ công trình nhạy cảm để chủ động phương án khi tình huống phức tạp xảy ra.
          Nhưng với cảnh báo thời gian tới tiếp tục có những trận động đất kích thích có cường độ và mật độ ngày càng lớn, chúng ta cần chủ động, tích cực “làm quen” với động đất, với một phương án ứng phó động đất bài bản, dài hơi và hiệu quả.
         Trong đó, về phía các nhà khoa học, cần quan tâm hỗ trợ tỉnh trong việc nghiên cứu, đánh giá, làm rõ nguyên nhân, mức độ nguy hiểm động đất tại khu vực và đề xuất các giải pháp ứng phó phù hợp.
Thực hiện: Nguyễn Tú
Nguồn: Báo Kon Tum
 
 

Số lượt xem:13
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN ĐĂK GLEI - TỈNH KON TUM
Cơ quan chủ quản: Văn phòng HĐND-UBND huyện Đăk Glei
Quản lý và nhập thông tin: Văn phòng HĐND-UBND huyện
Người phụ trách chính: Ông Đỗ Đăng Dự, Chánh Văn phòng HĐND-UBND huyện
Email: vphdndubnd.dakglei@kontum.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang

1155755 Tổng số người truy cập: 4940 Số người online:
TNC Phát triển: