banner
Thứ 5, ngày 4 tháng 7 năm 2024
Chủ động tăng cường công tác phòng chống cơn bão số 10
14-9-2017

Ngày 14/9/2017, UBND huyện ban hành Công văn số 791/UBND-CV về việc chủ động tăng cường công tác phòng, chống cơn bão số 10.

Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn Kon Tum, hồi 13 giờ ngày 13/9/2017 vị trí tâm bảo số 10 ở khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 450 Km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng tâm bão mạnh cấp 9 (75-90 Km/giờ), giật cấp 12.

Vị trí và hướng di chuyển của bão số 10. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVTƯ.

Do ảnh hưởng rìa phía Tây Nam hoàn lưu cơn bão số 10, kết hợp với hoạt động gió mùa Tây Nam có xu hướng mạnh dần lên nên thời tiết tỉnh Kon Tum trong 24 giờ tới trời nhiều mây, đêm có mưa rải rác, ngày mai có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to, gió Tây Nam cấp 2, cấp 3. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai sáng ngày 13/9/2017 đã đưa ra mức cảnh báo nguy hiểm cấp độ 4 (mức 5 là mức thảm họa).

Để chủ động ứng phó với diễn biến khó lường của mưa lũ, UBND huyện yêu cầu các phòng, ban ngành, UBND các xã, thị trấn tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các căn bản chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện về chủ động triển khai các biện pháp phòng chống thiên tai trong mùa mưa lũ năm 2017 trong đó tập trung thực hiện một số nội dung cụ thể sau:

1. Theo dõi chặt chẽ thông tin diễn biến của cơn bão số 10; tổ chức trực ban 24/24 giờ, chủ động triển khai phương án phòng, chống ứng phó với mưa bão trên địa bàn; thực hiện nghiêm túc phương châm "4 tại chỗ". Rà soát, nắm chắc số lượng vật tư, phương tiện  phục vụ công tác phòng, chống bão lụt ở địa phương và có phương án huy động phương tiện, lực lượng để ứng phó kịp thời khi có sự cố do thiên tai gây ra.

2. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn

- Phân công các thành viên Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và TKCN trên địa bàn xã bám sát các điểm xung yếu để kịp thời ứng phó với thiên tai và khắc phục những thiệt hại sau mưu, lũ; sẳn sàng lực lượng, phương tiên cứu hộ, cứu nạn để ứng cứu khi có yêu cầu.

- Rà soát các điểm có nguy cơ sạt lở, lũ quét và có phương án sơ tán, di dời khẩn cấp, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản Nhân dân.

- Kiểm tra, rà soát hệ thống cầu treo dân sinh bị hư hỏng, các tuyến đường bị sạt lở trên địa bàn để có giải pháp xử lý, khắc phục sửa chữa kịp thời nhằm đảm bảo giao thông phụ vụ nhu cầu đi lại của người dân trên địa bàn.

Chỉ đạo bộ phận chuyên môn phối hợp với các thôn có hệ thống công trình thủy lợi, nước sinh hoạt tập trung tiến hành kiểm tra, rà soát các hạng mục đập đầu mối, hệ thống kênh mương, bể lọc kết hợp chứa...có nguy cơ gây mất an toàn công trình. Đề xuất biện pháp xử lý kịp thời, tránh để xảy ra sự cố.

- Tăng cường quán triệt phương châm "chủ động phòng tránh; đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả" trong đó lấy phòng tránh là chính trên cơ sở phát huy phương châm "4 tại chổ" hợp lý. Chú trọng tuyên truyền để nâng cao ý thức cảnh giác của người dân, khắc phục bệnh chủ quan, bị động nhằm giảm thiểu thấp nhất hậu quả do thiên tai gây ra.

- Cũng cố thông tin liên lạc, đảm bảo thông tin hai chiều trong mọi tình huống và nắm bắt thông tin kịp thời, báo cáo xử lý có hiệu quả khi có thiên tai xảy ra

- Yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, thị trấn không đi công tác ngoài huyện, phân công tổ chức trực ban 24/24 giờ (kể cả thứ bảy và chủ nhật) để kịp thời chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn.

3. Phòng Kinh tế-hạ tầng

Phối hợp với Hạt quản lý giao thông đường bộ huyện chuẩn bị phương tiện, nhân lực, vật lực, có phương án ứng phó khắc phục đảm bảo giao thông trên Quốc lộ, Tỉnh lộ, Huyện lộ, các tuyến đường tái định cư và một số tuyến đường xung yếu đảm bảo giao thông thông suốt; phân công trực 24/24 giờ ở các khu vực trọng điểm xung yếu; cấm các biển báo, cảnh báo nghiêm cấm người và phương tiện lưu thông qua lại khu vực bị ngập lụt, nguy hiểm khi có tình huống thời tiết xấu xảy ra.

4. Các phòng ban ngành là thành viên BCH PCTT&TKCN: Bám sát địa bàn được phân công, chủ động phối hợp với UBND các xã, thị trấn chỉ đạo công tác phòng, ứng phó khi có mưa to và lũ xảy ra; kịp thời báo cáo tình hình về UBND huyện qua phòng Nông nghiệp và PTNT (Cơ quan thường trực BCH PCTT&TKCN) để tổng hợp báo cáo UBND huyện.

5. Đài Truyền thanh - Truyền hình, Cổng thông tin điện tử của huyện: Thường xuyên đưa tin về tình hình diễn biến thời tiết trước, trong và sau bão; đồng thời tăng thời lượng đưa tin, thông báo kịp thời các thông tin dự báo, cảnh báo, các chủ trương chỉ thị về công tác phòng, ứng phó thiên tai của Trung ương và tỉnh để các địa phương, người dân biết chủ động phòng, tránh.

6. Phòng Nông nghiệp và PTNT: Tổ chức trực 24/24 giờ, nắm chắc tình hình, diễn biến mưa lũ; theo dõi tổng hợp tình hình ở các xã, thị trấn; định kỳ vào lúc 16h00'' hàng ngày tham mưu báo cáo UBND huyện các biện pháp xử lý khi có tình huống xấu xảy ra.

Công văn số 791/UBND-CV

Số lượt xem:1772
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN ĐĂK GLEI - TỈNH KON TUM
Cơ quan chủ quản: Văn phòng HĐND-UBND huyện Đăk Glei
Quản lý và nhập thông tin: Văn phòng HĐND-UBND huyện
Người phụ trách chính: Ông Đỗ Đăng Dự, Chánh Văn phòng HĐND-UBND huyện
Email: vphdndubnd.dakglei@kontum.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang

1038946 Tổng số người truy cập: 3989 Số người online:
TNC Phát triển: