banner
Thứ 6, ngày 10 tháng 5 năm 2024
Đẩy mạnh chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP
22-3-2024

Nhằm góp phần nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân, từng bước xây dựng và quản lý có hiệu quả nhãn hiệu các sản phẩm “OCOP Đăk Glei” thành thương hiệu, lợi thế của huyện, có khả năng cạnh tranh trên thị trường đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và từng bước tiến tới xuất khẩu. Thời gian qua, huyện Đăk Glei đã tập trung chỉ đạo các ngành, địa phương phối kết hợp chặt chẽ nhằm tuyên truyền vận động các chủ thể tích cực tham gia, đã từng bước tạo thương hiệu cho nông sản địa phương, đồng thời từng bước hình thành, xây dựng chuỗi các giá trị hướng đến đưa sản vật, đặc sản đặc trưng của huyện đến thị trường.
Các sản phẩm đạt OCOP của huyện Đăk Glei.

 
Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực, gia tăng giá trị đầu tiên được Việt Nam triển khai trên toàn quốc từ năm 2018. Chương trình là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, ra đời nhằm thực hiện bền vững các tiêu chí về sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là khu vực nông thôn. Trọng tâm của chương trình là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ có lợi thế tại mỗi địa phương theo chuỗi giá trị. Thực hiện chương tình mỗi xã một sản phẩm OCOP, từ năm 2019 đến nay, toàn huyện hiện có 11 sản phẩm đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên, góp phần không nhỏ giúp nâng cao thu nhập cho người dân. Điều đó cho thấy chương tình OCOP là hướng đi đúng đắn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, trong đó phải kể đến các sản phẩm nổi tiếng như: Sản phẩm Sâm dây tươi, khô, Rượu Sâm dây, Cao Sâm dây (HTX Thương mại và Dịch vụ Đăk Glei), Sản phẩm Bột Hồng đẳng sâm Vinnate, Hồng Đẳng sâm thái lát, Bột lá Hồng đẳng Sâm (CTy TNHH Vinnate), Sản phẩm Thịt Khô gác bếp (Hộ gia đình Y Lý Huyền), Sản phẩm: Cà phê Arabica AZ bột (Hộ kinh doanh AZ cà phê). Với những lợi ích mang lại từ chương trình, huyện Đăk Glei phấn đấu đến hết năm 2024 sẽ phát triển, tiêu chuẩn hóa và nâng cấp thêm từ 01à02 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên, trong đó: phát triển các sản phẩm mới các sản phẩm nông nghiệp sạch và đặc trưng lên hạng 03 sao, cụ thể như: Sản phẩm Mắc ca, Gạo đỏ, cà phê, muối cá giã, muối tiêu rừng, chè xanh, măng chua, gạo sạch....
Để đạt được mục tiêu trên, huyện Đăk Glei tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP của huyện nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, các ứng dụng bán hàng trực tuyến... Nhờ vậy, nhiều sản phẩm đặc trưng, đặc sản của địa phương đã được đẩy mạnh tiêu thụ qua kênh thương mại điện tử, từ đó mang đến làn sóng mới trong sản xuất kinh doanh và giảm sự phụ thuộc vào phương thức bán hàng truyền thống. Đây là một trong những giải pháp được các chủ thể áp dụng và đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong thời đại công nghệ 4.0.
Cùng với đó, huyện sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất đăng ký ý tưởng sản phẩm, ưu tiên, hỗ trợ, tư vấn phát triển sản phẩm và nâng cấp các sản phẩm OCOP đã đạt 3 sao trở lên, gắn với phát triển làng nghề, ngành nghề, trang trại, gia trại, hợp tác xã, dự án liên kết sản xuất...
Có thể khẳng định rằng “Mỗi xã một sản phẩm” là chương trình phát triển kinh tế quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất gắn với phát triển sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn theo hướng gia tăng giá trị. Chương trình không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân mà còn góp phần thay đổi diện mạo nông thôn theo hướng văn minh và phát triển bền vững.

 
Thực hiện: Y Đông
 

Số lượt xem:280
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN ĐĂK GLEI - TỈNH KON TUM
Cơ quan chủ quản: Văn phòng HĐND-UBND huyện Đăk Glei
Quản lý và nhập thông tin: Văn phòng HĐND-UBND huyện
Người phụ trách chính: Ông Đỗ Đăng Dự, Chánh Văn phòng HĐND-UBND huyện
Email: vphdndubnd.dakglei@kontum.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang

962674 Tổng số người truy cập: 1840 Số người online:
TNC Phát triển: