Nhận thức được giá trị và vai trò của văn hóa cồng chiêng, những năm qua, huyện Đăk Glei đã triển khai nhiều hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng gắn với phát triển du lịch, nâng cao đời sống người dân.
Lễ khai mạc lớp truyền dạy cồng chiêng, xoang
Giai đoạn 2021-2023, huyện Đăk Glei đã hỗ trợ 19 bộ cồng chiêng, trống cho 19 thôn ĐBDTTS chưa có cồng chiêng, đạt tỷ lệ 42,2%; Mở 02 lớp truyền dạy kỹ năng diễn tấu cồng chiêng, múa xoang tại xã Đăk Môn và xã Đăk Choong; mở 02 lớp dãy nghề dệt truyền thống trong cộng đồng dân tộc Gié triêng tại thôn Đăk Gô, Đăk Kroong và thôn Ri Mẹt, xã Đăk Môn.
Lễ bàn giao cồng chiêng tại thôn Măng Rao – xã Đăk pék
Cùng với đó, Sở VHTT&DL đã tổ chức kiểm kê, nghiên cứu, phục dựng Lễ ăn than (Cha K’chiah) của cộng đồng dân tộc Gié triêng – thôn Đăk Ga, xã Đăk Nhoong.
Đặc biệt, cứ hằng năm, cộng đồng dân tộc Gié triêng, Xơ đăng tổ chức các lễ hội như: Lễ hội Mừng lúa mới, lễ tết an than (Cha K chiah), tết máng nước, lễ hội đâm trâu. Đến nay, trên địa bàn huyện có 02 nghệ nhân tiêu biểu được phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
Trưng bày cồng chiêng tại nhà truyền thống huyện
Xác định phát triển du lịch là một trong các nhiệm vụ trọng tâm; Hàng năm, huyện trưng bày cồng chiêng của đồng bào các dân tộc tại chỗ trên địa bàn huyện tại Nhà truyền thống huyện, nhằm lưu trữ, giới thiệu, quảng bá hình ảnh cồng chiêng Đăk Glei góp phần quảng bá nghệ thuật cồng chiêng; triển khai đồng bộ các hoạt động gìn giữ, bảo tồn, khai thác và phát huy có hiệu quả di sản văn hóa cồng chiêng trước những tác động của đời sống xã hội hiện đại; từng bước khôi phục không gian văn hóa cồng chiêng trong đời sống cộng đồng các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Đăk Glei; giới thiệu, quảng bá giá trị di sản không gian văn hóa cồng chiêng huyện Đăk Glei đến bạn bè trong tỉnh và trong huyện.
Thực hiện: Nguyễn Tú