Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Hội CCB tỉnh, Huyện ủy Đăk Glei, sự phối hợp thống nhất, hành động của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và tinh thần quyết tâm phấn đấu của các thế hệ CCB huyện Đăk Glei đã có bước phát triển khá toàn diện, vững chắc với bản chất “bộ đội cụ Hồ”, truyền thống “trung thành, đoàn kết, gương mẫu, đổi mới, kỷ cương, trách nhiệm” và đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Hội cựu chiến binh huyện Đăk Glei có 12 Hội CCB xã, thị trấn và 93 chi hội. với 2.886 hội viên. Với phẩm chất, truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ" cán bộ, hội viên CCB trên địa bàn huyện luôn nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, tích cực sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế vươn lên trong cuộc sống.
Nhiều mô hình được Hội triển khai hiệu quả
Từ đầu năm 2023 đến nay, các cấp hội trong huyện đã phát huy tinh thần đoàn kết cùng Nhân dân thực hiện các Cuộc vận động đã phần nào làm chuyển biến tích cực trong nhận thức của đồng bào DTTS. Người dân không còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đến nay có khoảng 1.647 hộ DTTS biết áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chiếm 66,52%; Hội đã Phối hợp xây dựng được 09 mô hình, có 07 hộ tham gia; Phát triển mô hình tổ hợp tác xã: 02 Mô hình trồng Sâm Ngọc Linh tại xã Đăk Choong; Mô hình nuôi dê đồi tại thôn Đông Lốc xã Đăk Man;…
Bên cạnh đó, Hội CCB huyện phối hợp với Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội huyện, chỉ đạo tổ hội các xã, thị trấn thực hiện tuyên tuyền nội dung Cuộc vận động đến 93 chi hội thôn, làng; triển khai thực hiện đề án “Xây dựng Hội CCB Việt Nam vững mạnh về chính trị, tư tưởng trong giai đoạn mới”. Các hoạt động xã hội, đền ơn đáp nghĩa do các cấp phát động đã được đại bộ phận cán bộ, hội viên tham gia tích cực.
Hội CCB huyện Đăk Glei tích cực hướng dẫn triển khia các mô hình đem lại hiểu quả kinh tế cao
Với những nỗ lực và kết quả đạt được, trong thời gian tới, Hội CCB huyện Đăk Glei tiếp tục phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo sử dụng có hiệu quả nguồn lực của gia đình và nguồn vốn vay của Nhà nước để phát triển kinh tế; biết cách chi tiêu hợp lý để tích lũy tái đầu tư sản xuất; kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả thực hiện mô hình để khắc phục kịp thời những tồn tại, phát huy mặt mạnh, phối hợp triển khai nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả, các gương đồng bào dân tộc thiểu số điển hình trong lao động, sản xuất, kinh doanh nhằm làm thay đổi về nhận thức, nếp nghĩ, cách làm vươn lên thoát nghèo bền vững của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Tin, ảnh: A Lộc – Nguyễn Tú