Phiên họp trực tuyến thứ sau của Ban chỉ đạo cải cách hành chính của chính phủ
15-11-2023
Chiều 14/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì Phiên họp thứ sáu của Ban Chỉ đạo, đánh giá kết quả 10 tháng năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ 2 tháng cuối năm. Phiên họp được tổ chức trực tuyến giữa điểm cầu trụ sở Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự phiên họp tại điểm cầu Chính phủ có đồng chí Trần Lưu Quang - Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ; đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương...
Tại điểm cầu huyện Đăk Glei
Tham dự Phiên họp tại điểm cầu huyện Đăk Glei có đồng chí Đỗ Sum - UVBTV, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện; các thành viên Ban Chỉ đạo CCHC huyện và đại diện lãnh đạo các cơ quan liên quan của huyện..
Theo báo cáo tại Phiên họp, trong 10 tháng năm 2023, Chính phủ, các cấp, ngành, địa phương, các thành viên Ban Chỉ đạo tiếp tục có những đổi mới, quyết liệt, sát sao, cụ thể trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để đẩy mạnh CCHC. Vai trò người đứng đầu trong CCHC từng bước được phát huy; các địa phương đã kiện toàn Ban Chỉ đạo CCHC.
Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật tiếp tục có những chuyển biến tích cực; nhiều điểm nghẽn về cơ chế, chính sách đã được tháo gỡ, thông thoáng kịp thời hỗ trợ phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL tiếp tục được các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai theo kế hoạch và các chuyên đề, qua đó góp phần nâng cao tính minh bạch, thống nhất, đồng bộ của hệ thống VBQPPL.
Công tác CCHC tiếp tục được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa quy định TTHC, rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế. Theo đó, đã phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa đối với 35 TTHC tại 6 văn bản QPPL; 21/22 bộ, ngành và 61/63 địa phương đã công bố 4.028 TTHC nội bộ, 5 địa phương phê duyệt phương án đối với 117 TTHC nội bộ, trong đó, cắt giảm, đơn giản hóa 32 TTHC; có 13/21 bộ, ngành đã ban hành và tham mưu ban hành 34 văn bản QPPL để phân cấp 136/699 TTHC.
Ngoài ra, công tác rà soát, cấu trúc lại quy trình TTHC để tích hợp vào Cổng dịch vụ công quốc gia; tăng cường kết nối, thanh toán trực tuyến để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp được đẩy mạnh. Tính đến ngày 10/11/2023, đã có 4.419 TTHC cung cấp trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia, trong đó có nhiều dịch vụ công được người dân, doanh nghiệp quan tâm như: Đăng ký, cấp biển số xe; cấp điện mới từ lưới điện hạ áp; đổi giấy phép lái xe; cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT,...
Cơ chế một cửa, một cửa liên thông tiếp tục được triển khai có hiệu quả; việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, phần mềm ứng dụng và thường xuyên tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa các cấp để nâng cao năng suất, chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp được quan tâm. Việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC được triển khai tích cực; tỷ lệ hồ sơ được cấp kết quả giải quyết TTHC điện tử của các bộ, ngành đạt 26,93% (tăng 16,15% so với cùng kỳ) các địa phương đạt 40,91% (tăng 27,77% so với cùng kỳ); việc chuyển từ hồ sơ giấy sang hồ sơ điện tử của cấp bộ đạt 82,42% (tăng 30,73% so với cùng kỳ), địa phương đạt 70,15% (tăng 31,31% so với cùng kỳ năm 2022).
Đến nay, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối chính thức với 15 bộ, ngành và 63 địa phương để khai thác thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành và giải quyết TTHC cho người dân, tổ chức. Đến nay đã cấp trên 83,76 triệu thẻ căn cước công dân gắn chíp; thu nhận trên 64,3 triệu hồ sơ định danh điện tử. Đã có 24 địa phương đã hoàn thành cấp tài khoản định danh điện tử và có tỷ lệ kích hoạt tài khoản định danh điện tử cao.
Bên cạnh những kết quả đạt được còn một số tồn tại hạn chế như: Cơ chế, chính sách, pháp luật trên một số lĩnh vực còn thiếu đồng bộ; một số bộ chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật theo quy định, dẫn đến khó khăn cho tổ chức thực hiện tại địa phương; việc kết nối, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong giải quyết TTHC còn bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập; tình trạng trễ hẹn trong giải quyết và trả kết quả giải quyết hồ sơ vẫn còn xảy ra ở các cấp hành chính, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: Đất đai, xây dựng...
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận những kết quả đáng ghi nhận của các bộ ngành địa phương, Ban Chỉ đạo CCHC các cấp trong thời gian qua nhờ đó đã có nhiều chuyển biến tích cực trên cả 6 nội dung của nhiệm vụ CCHC.
Thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ ngành, địa phương nâng cao nhận thức về vai trò tầm quan trọng và sức lan tỏa của CCHC đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện; đẩy mạnh đồng bộ toàn diện về cải cách thể chế, cải cách TTHC, cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước, cải cách chế độ công vụ, cải cách tài chính công và xây dựng chính quyền điện tử chính quyền số để tạo ra đột phá và nhất là cải cách TTHC phục vụ cho người dân, doanh nghiệp tại cơ sở theo hướng giảm cán bộ công chức, viên chức ở huyện, tỉnh tăng cường ở cơ sở.
Thủ tướng đề nghị các ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh việc rà soát, đổi mới phương thức, cách làm, thay đổi tư duy trong thực hiện các nhiệm vụ CCHC. Thực hiện nghiêm việc người đứng đầu địa phương lắng nghe ý kiến đối thoại với người dân, doanh nghiệp. Đặc biệt lưu ý, khi xây dựng văn bản, các bộ, ngành cần rà việc phân cấp, phân quyền; giảm phí lệ phí, thời gian thực hiện TTHC và cắt bỏ các TTHC không cần thiết; tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu; đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số.
Tin, ảnh: Minh Đức - Y Đông
Số lượt xem:832
line_weight
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: