banner
Thứ 7, ngày 27 tháng 7 năm 2024
UBND huyện làm việc với Công ty BIDRICO về liên kết phát triển nguồn nguyên liệu Sâm dây Ngọc linh trên địa bàn huyện
17-11-2023
Sáng ngày 16/11/2023, UBND đã có buổi làm việc với Công ty BIDRICO về phát triển nguồn nguyên liệu Sâm dây (Hồng đẳng sâm) trên địa bàn huyện. Về phía huyện có đồng chí Y Thanh - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; đồng chí Đinh Xuân Hòa - HUV, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện,  Lãnh đạo Văn phòng HĐND - UBND huyện.
Về phía Công ty BIDRICO có ông Nguyễn Đặng Hiến - Tổng Giám đốc Công ty Tân Quang Minh (BIDRICO).
Quang cảnh buổi làm việc
 
Đăk Glei là huyện miền núi nằm về phía bắc của tỉnh Kon Tum, có diện tích đất tự nhiên 149.264,5ha, nhóm đất nông nghiệp là 142.051,38ha có tiền năng phát triển cây dược liệu quý. Đến nay, trên địa bàn huyện đã thực hiện đạt 949,22ha cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người lao động với các giống chủ lực như: Sâm Ngọc Linh, Sâm dây, cây tiêu rừng, cây lan kim tuyến...Trên cơ sở hiện trạng trồng, phân bổ về trữ lượng dược liệu tự nhiên, UBND huyện Đăk Glei đã chỉ đạo khoan vùng quy hoạch bảo tồn các loại cây dược liệu tự nhiên và đầu tư phát triển mở rộng diện tích cây dược liệu phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và vùng sinh thái đối với các diện tích một số loài dược liệu dưới tán rừng chủ yếu ở 06 xã phía bắc của huyện Đăk Glei như: Ngọc Linh, Mường Hoong, Xốp, Đăk Choong, Đăk Man, Đăk Plô, Đăk Nhoong.
Đồng chí Đinh Xuân Hòa - HUV, Trưởng phòng NN&PTNT huyện thông qua báo cáo tại buổi làm việc.
 
Về phát triển, thu mua, sơ chế, chế biến và tiêu thụ, hiện nay trên địa bàn huyện chưa hình thành cơ sở sản xuất các loại giống dược liệu để phục vụ nhu cầu cung cấp giống cho người dân. Hiện nay, trên địa bàn huyện chưa hình thành được khu sản xuất chế biến dược liệu công nghệ; chưa thu hút được các nhà máy chế biến dược liệu. Công tác thu mua tiêu thụ sản phẩm các loại dược liệu trên địa bàn huyện nhìn chung hiệu quả chưa cao, còn mang tính trao đổi mua bán, chưa mang tính định hướng liên kết giữa doanh nghiệp. HTX với người dân trong việc bảo tồn, khai thác bền vững, Bước đầu đã liên kết tiêu thụ và chế biến dược liệu giữa người dân với doanh nghiệp, tuy nhiên, lượng tiêu thụ sản phẩm vẫn còn hạn chế, chủ yếu người dân bán lẻ trên thị trường, bán cho các tư thương. Hiện nay có các chuỗi liên kết sản xuất cây dược liệu; Hợp tác xã Thương mại và dịch vụ Đăk Glei liên kết tiêu thụ sản phẩm với các hộ dân, tuy nhiên, chuỗi liên kết còn rất ít so với nhu cầu, hiệu quả liên kết còn hạn chế, chưa phát huy hiệu quả bền vững.
Đại diện HTX tham gia ý kiến tại buổi làm việc.
 
Tại buổi làm việc, Ủy ban nhân dân huyện đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ chính sách thu hút nhà đầu tư; đồng thời, tiếp tục chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu những chính sách từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, thực tế sản xuất để hoàn hiện, tham mưu Ủy ban nhân dân huyện trình Hội đồng nhân dân huyện xem xét ban hành Nghị quyết về Chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn làm cơ sở để hỗ trợ phát triển dược liệu nói chung trên địa bàn huyện để làm cơ sở triển khai thực hiện theo quy định. Thường xuyên phối hợp với các sở ngành liên quan đẩy mạnh công tác truyền thông giới thiệu tiềm năng, thế mạnh phát triển dược liệu trên địa bàn huyện nhằm tăng cường công tác liên kết hợp tác. Bằng nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư, tích cực cải cách hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp,.. nhằm thu hút dự án đầu tư nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển dược liệu. Đến nay đã có nhiều doanh nghiệp, chủ đầu tư tìm hiểu cơ hội.
Nhiệm vụ trong thời gian tới, huyện phấn đấu hình thành được vùng trồng dược liệu tập trung; trong đó: Diện tích các loại dược liệu khác đạt 1.350 ha, gồm: sâm dây 1000 ha, Đương quy 50 ha, các loại dược liệu khác 300 ha. Hình thành ít nhất 01 cơ sở sản xuất, cung ứng giống dược liệu có thế mạnh tại địa phương với quy mô trên 01 ha, công suất 1,5-2 triệu cây/năm đáp ứng được nhu cầu trồng dược liệu trên địa bàn; 100% cây giống dược liệu được kiểm soát về nguồn giống. Xây dựng ít nhất là 2 chuỗi liên kết sản xuất dược liệu từ trồng, khai thác, chế biến, phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Hình thành 1-2 cơ sở sơ chế, chế biến các loại dược liệu, thu hút được ít nhất 01 doanh nghiệp có quy mô lớn đầu tư sản xuất, chế biến dược liệu.
Các đại biểu chụp hình lưu niệm.
 
Với lợi thế và tiềm năng của huyện về dược liệu; sử dụng bền vững có hiệu quả nguồn dược liệu tự nhiên hiện có; phát triển vùng dược liệu với quy mô sản xuất dược liệu lớn và phát triển thành vùng dược liệu trọng điểm của tỉnh Kon Tum vào năm 2025; với sản phẩm sâm dây, đương quy…gắn với đẩy mạnh quảng bá, nâng tầm vị thế và khẳng định thương hiệu tại thị trường trong nước và quốc tế. Kết thúc buổi làm việc đồng chí Y Thanh - CT UBND huyện mong muốn Công ty BIDRICO tiếp tục nghiên cứu và phối hợp với các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn liên kết đầu tư phát triển nguồn dược liệu sâm dây.
Thăm HTX Trịnh Phượng thôn 14A xã Đăk Pék.
Thăm nhà máy chế biến nước giải khát từ sâm dây của Công ty cổ phần nước giải khát Ngọc Linh tại thôn Đăk Nớ xã Đăk Pék.
 
Tin, ảnh: Minh Đức - Y Đông
 

Số lượt xem:599
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN ĐĂK GLEI - TỈNH KON TUM
Cơ quan chủ quản: Văn phòng HĐND-UBND huyện Đăk Glei
Quản lý và nhập thông tin: Văn phòng HĐND-UBND huyện
Người phụ trách chính: Ông Đỗ Đăng Dự, Chánh Văn phòng HĐND-UBND huyện
Email: vphdndubnd.dakglei@kontum.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang

1090496 Tổng số người truy cập: 2797 Số người online:
TNC Phát triển: