Bước vào năm học 2024 - 2025, Trường PTDTNT huyện Đăk Glei đẩy mạnh việc triển khai xây dựng môi trường giáo dục toàn diện, hài hòa giữa việc nâng cao chất lượng dạy và học, chăm lo đời sống nội trú cho học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số.
Quang cảnh Trường PTDTNT huyện
Năm học mới đã bắt đầu, với nhiều niềm vui được gặp bạn bè, thầy cô, trong những niềm vui ấy chúng ta dể nhận thấy nổi lo lắng ở các em học sinh người DTTS mới nhập học, thế nhưng từ khi nhập học đến nay thông qua các buổi hoạt động vui chơi, luyện tập Cồng chiêng, Xoong đã phần nào giúp các em an tâm, tự tin hơn.
Các em học sinh tập luyện Cồng chiêng, Xoong
Em Y Nêm – Học sinh Trường PTDTNT huyện Đăk Glei vui vẽ nói:"Ở làng thì cháu được nghe bà con múa Xoong, Cồng chiêng rất nhiều, nay cháu lên học nội trú thì được tham gia vào đội Cồng chiêng múa Xoong, cháu có cảm giác thân thiết giống như ở làng, điều đó giúp cháu vơi đi nổi nhớ nhà"
Em Kring Hảo - Học sinh Trường PTDTNT huyện Đăk Glei nói:"Ngày đầu tiên khi cháu đến đây cháu có vẽ hay rụt rè và bở ngỡ và có một chút nhớ nhà, thế nhưng hàng ngày có những hoạt động vui chơi thể dục, thể thao, văn hóa, vì thế nên là nổi nhớ nhà của em dần với đi"
Quang cảnh các em học sinh trò chuyện
Đối với 195 em học sinh không được hưởng chế độ nội trú và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhà trường đã chỉ đạo giáo viên rà soát thực hiện các chế độ, chính sách, cùng với nguồn lực của giáo viên, học sinh quyên góp, quỹ khuyến học nhà trường đã mua sách, vở, giúp các em yên tâm học tập.
Thầy giáo Hoàng Huy Sơn – Phó hiệu trưởng Trường PTDTNT huyện Đăk Glei cho biết: "Ngoài những vấn đề mà các em khó khăn trong công tác học tập và phòng ở, nhà trường hướng dẫn các em, đăng ký để vào ở nội trú, để giảm bớt một phần khó khăn cho gia đình"
Quang cảnh buổi lễ đón nhận Trường chuẩn Quốc gia
Năm học 2024 - 2025, Trường PTDTNT huyện Đăk Glei tuyển sinh 250 em khối lớp 10, nâng tổng số học sinh toàn trường lên 554 em, biên chế ở 17 lớp, chủ yếu là học sinh con em người đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Năm học này được sự quan tâm của Tỉnh, huyện, Sở GD&ĐT trường lớp được đầu tư sửa chữa và xây mới nhiều hạng mục đảm bảo cho công tác dạy và học.
Cô giáo Nguyễn Thị Hà Phương – Hiệu trưởng Trường PTDTNT huyện Đăk cho biết thêm:"Năm học 2024 - 2025 nhà trường đã được đầu tư xây mới sửa chữa tổng số 17 phòng học 20 phòng ở và được xây mới 10 phòng ở cho học sinh nội trú, hiện tại các khối phòng học, trong phòng học đảm bảo đầy đủ bàn ghế có Ti vi kết nối INTERNET và có hệ thống đèn, quạt, đảm bảo về ánh sáng cho các con tham gia học tập"
Giáo viên hướng dẫn các em mới nhập trường xếp chăn, màn
Việc nâng cao chất lượng dạy và học, chăm lo đời sống nội trú nhằm nâng cao chất lượng học sinh là người dân tộc thiểu số, đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương theo Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số tính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030./.
Bài, ảnh: A Lộc